Thông báo: Kế hoạch bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường của NCS. Nguyễn Thanh Tùng ngành QLNL

14h00-17h00 Thứ 5 ngày 27/4/2023 tại Hội trường M (Tầng 4 nhà M), Trường Đại học Điện lực tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho NCS. Nguyễn Thanh Tùng.

- Đề tài LATS: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiết kiệm năng lượng của cư dân đô thị Hà Nội

- Ngành: Quản lý năng lượng

-  Mã số: 9510602

- Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Tùng

- Người hướng dẫn khoa học:

   + NHD1: PGS.TS. Đỗ Anh Tuấn - Công ty CP Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu

   + NHD2: TS. Dương Trung Kiên - Trường ĐH Điện lực

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Điện lực

Tóm tắt kết luận mới luận án tiến sĩ

1. Những đóng góp mới về khoa học, lý luận

         Luận án đã phân loại và hệ thống hóa các HVTKNL lượng thành bốn loại: (1) các hành vi được điều chỉnh theo thói quen, (2) các hành vi ở ngưỡng chất lượng, (3) hành vi đầu tư và (4) hành vi giữa các cá nhân. Việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling- SEM) có thể mở rộng bao gồm các chiến lược thay đổi hành vi, do đó góp phần phát triển bộ công cụ đơn giản, dễ hiểu với nhà hoạch định chính sách có thể được sử dụng trong các thiết kế để can thiệp thay đổi hành vi và chính sách năng lượng. 

         Luận án kết hợp các quan điểm đa ngành của xã hội học, tâm lý học, hành vi và kinh tế, đồng thời kết hợp các điều kiện sống thực tế của cư dân đô thị Hà Nội để phân loại và mở rộng các hành vi tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh chúng cho phù hợp với mức tiêu thụ năng lượng của dân cư. Nghiên cứu này phá vỡ hạn chế của quan điểm trước đây chỉ coi "tiêu thụ năng lượng trực tiếp", và lần đầu tiên đưa các hành vi tiết kiệm năng lượng gián tiếp hàng ngày vào hệ thống nghiên cứu, coi cư dân là người tiêu dùng chính và là cơ quan chính của lựa chọn và xem xét hành vi lựa chọn của họ đối với các vật tư tiêu dùng hàng ngày có mức tiêu thụ năng lượng khác nhau. Bên cạnh đó, luận án góp phần phát triển phương pháp luận trong việc vận dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) kết hợp với lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) để thực hiện nghiên trong cứu các yếu tố ảnh hưởng tới HVTKNL.

         Luận án khám phá có hệ thống về sự khác biệt trong tác động của các biến nhân khẩu học - xã hội đối với các hành vi tiết kiệm năng lượng khác nhau. Điều này phá vỡ hạn chế của nghiên cứu hiện có là chú ý nhiều hơn đến các yếu tố tâm lý và bỏ qua các biến nhân khẩu học xã hội và hoàn toàn xem xét rằng hành vi tiết kiệm năng lượng của các cá nhân bị ảnh hưởng hoặc hạn chế bởi các yếu tố cá nhân và đặc điểm của gia đình. Nghiên cứu này bù đắp cho việc thiếu nghiên cứu về tác động của các biến nhân khẩu học - xã hội đối với các HVTKNL khác nhau ở một mức độ nhất định. Ảnh hưởng của độ tuổi, thu nhập và sự khác biệt của HVTKNL hàng ngày được giải thích về mặt lý thuyết và kinh nghiệm dựa trên nền tảng sống của dân cư đô thị Hà Nội.

2. Những đóng góp về mặt thực tiễn

            Nghiên cứu đã tổng hợp được các lý thuyết liên quan, đánh giá được tình hình triển khai sử dụng tiết kiệm năng lượng trong dân cư đô thị Hà Nội. Tiến hành xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới HVTKNL của cư dân đô thị. Mô hình lý thuyết được xây dựng kết hợp giữa 2 mô hình lý thuyết TBP và TAM đồng thời bổ sung các yếu tố nhân khẩu học xã hội và các yếu tố tác động bên ngoài. Trong đó mô hình bao gồm có 11 yếu tố tác động: Yếu tố tác động bên ngoài (Chính sách năng lượng, Dịch bệnh, Giá năng lượng); Ý định tiết kiệm năng lượng; Thái độ; Nhận thức kiểm soát hành vi; Chuẩn chủ quan; Nhận thức tính dễ sử dụng của sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Nhận thức tính hữu ích của sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Nhân khẩu học xã hội (Độ tuổi, Giới tính, Trình độ học vấn; Thu nhập). Tổng cộng mô hình có 29 biến quan sát. Các yếu tố ảnh hưởng được chia thành 2 hướng: nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp (mức độ tác động được sắp xếp theo mức giảm dần như: Giá năng lượng > Ý định > Chính sách > Dịch bệnh Covid) và nhóm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp (Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức tính dễ sử dụng của sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, Nhận thức tính hữu ích của sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, Dịch bệnh Covid-19, Giá năng lượng).

            Các kết quả này giúp khám phá cơ chế hoạt động của các yếu tố bên trong, cơ chế tác động của các yếu tố bên ngoài đối với HVTKNL của cư dân đô thị Hà Nội. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị, biện pháp sử dụng TKNL giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực dân cư và hộ gia đình đô thị.

3. Nội dung chi tiết luận án: TẠI ĐÂY

Phòng ĐTSĐH trân trọng thông báo và kính mong các nhà khoa học trong và ngoài trường, các học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu của NCS đến tham dự buổi bảo vệ và đóng góp các ý kiến cho bản LATS của NCS.

Trân trọng./.

Phòng ĐTSĐH_Trường ĐH Điện lực

Bạn cần hỗ trợ?